Đánh giá khả năng sinh kháng thể của cá điêu hồng cảm nhiễm với vi khuẩn Streptococcus agalactiae Type 2

Tác giả:

Ngô Thị Kim Đính, 2012

Ngày đăng: 07-09-2013
Đóng góp bởi: Duy Nhứt
Đánh giá khả năng sinh kháng thể của cá điêu hồng cảm nhiễm với vi khuẩn Streptococcus agalactiae Type 2
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
swf 0.889MB | 1569 | 34 | duynhut

Đề tài “Đánh giá khả năng của cá điêu hồng cảm nhiễm với vi khuẩn Streptococus Agalactiae type 2” được thực hiện nhằm xác định khả năng sinh kháng thể và so sánh các chỉ tiêu huyết học của cá điêu hồng trong 4 tuần gây cảm nhiễm với vi khuẩn Streptococus Agalactiae. Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức (1 đối chứng và 3 nghiệm thức tiêm vi khuẩn với nồng độ từ 103 – 105) và 3 lần lập lại. Cá khỏe được thu trước thí nghiệm 3 con, sau khi cảm nhiễm bắt đầu thu mẫu sau 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày và sau 28 ngày. Khi phân tích các chỉ tiêu huyết học xác định được 5 loại tế bào: hồng cầu, lympho, tiểu cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính. Ngoài ra còn tìm thấy hồng cầu nguyên nhân và không nhân.

Kết quả phân tích huyết học trên cá khỏe cho biết mật độ hồng cầu của cá khỏe là 2,48x106 (tb/mm3), và tổng bạch cầu là 8,54x104 (tb/mm3), tổng bạch cầu là 12,36x104 (tb/mm3). Còn ở các nghiệm thức tiêm vi khuẩn thì mật độ hồng cầu thấp hơn đối chứng với mật độ giảm dần từ 103 – 104 – 105 CFU/ml, tổng bạch cầu càng cao khi nồng độ vi khuẩn càng cao. Giữa các lần thu mẫu thì mật độ hồng cầu cao nhất ở lần thu mẫu thứ nhất và tăng trở lại ở lần thu mẫu thứ 2 khác biệt này có ý nghĩa thống kê, còn TBC thì thấp nhất ở lần thu mẫu thứ nhất và tăng cao ở lần thu mẫu thứ 2 và thứ 4.

Kết quả phân loại bạch cầu cho thấy bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân tăng cao nhất ở lần thu mẫu thứ 3 và thấp nhất ở lần thu mẫu thứ nhất. Đối với tiểu cầu và lympho thì lại tăng cao ở lần thu mẫu thứ 2 và thứ 4. So sánh giữa các nghiệm thức thì thấy mật độ các tế bào bạch cầu càng cao ở các nghiệm thức tiêm vi khuẩn với nồng độ càng cao.

Hiệu giá kháng thể ở cá đối chứng là 0,25 thấp hơn nghiệm thức tiêm vi khuẩn lần lượt là 103 CFU/ml (1,75) 7 lần, 104 CFU/ml (2,17) 8,67 lần, 105 CFU/ml (3,50) 14 lần. Từ kết quả trên cho ta thấy cơ thể cá đã tạo được kháng thể khi tiếp xúc với vi khuẩn, ở nồng độ cao thì khả năng tạo kháng thể càng cao.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm